binhthanhjudo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

yêu judo, ăn judo, ngủ judo, chơi judo... ippon


You are not connected. Please login or register

Tìm hiểu thêm về judo

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Tìm hiểu thêm về judo Empty Tìm hiểu thêm về judo Tue Jan 19, 2010 8:10 pm

kosei inoue

kosei inoue
Admin
Admin

Judo được cải biên từ môn võ Jiujisu (nhu thuật) của Nhật. Nguyên lý của môn Judo là "Juekugo osay xuru" nghĩa là "Lấy nhu thắng cương, bạo lực và tàn bạo". Đấy là câu tục ngữ của Nhật Bản. Người sáng lập ra môn Judo là giáo sư Jigoro Kanọ Ông sinh ngày 28.10.1860, tại phủ Mikage tỉnh Hyogo Nhật Bn. Thuở nhỏ ông là một cậu bé gầy gò, ốm yếu thường bị các bạn bắt nạt. Kano rất thông minh, hiền lành nhưng hay mặc cảm và tự tị Lúc 10 tuổi, trong một trận đá bóng, ông bị đối phương đánh và được một võ sinh Jiujisu cứu thoát. Kano bắt đầu sự nghiệp võ thuật từ đó.


Vì ông có thân hình gầy gò, yếu ớt, nên ít võ sư nhận làm đệ tử. Đến năm 1877, trong thời gian theo học trường đại học chính trị kinh tế, Kano mới trở thành học trò của võ sư Fuduka - một võ sư nổi tiếng và đức độ nhất thời bấy giờ.
Ước mơ đã thành hiện thực, người sinh viên 17 tuổi bắt đầu ra công luyện tập. Nhờ đức tính hiền hoà, thông minh sẵn có, ông được thầy Fuduka quý mến và tận tâm rèn luyện, chỉ bảo, chẳng bao lâu Kano đã trở thành một võ sinh Jiujusu (nhu thuật) thực thụ tài ba.
Năm 1879 thầy Fudaka mất, Kano tiếp tục học võ với thầy Mattaemon - iso Mattaemon - iso rất quý mến Kano nên đã tiếp nhận vào học tại võ đường Tenjin Shin Kage và tại đó Kano đã lập nên chiến công bất hủ làm rạng danh cho môn võ Judo sau nàỵ Đó là việc Kano quật ngã võ sinh Fukushima nặng gần 100 kg, trong lúc đó Kano chỉ nặng 45 kg với đòn thế kata gurumạ Từ đó, ngoài việc học tập, Kano đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, cải tiến và hệ thống hoá môn nhu thuật cổ truyền của Nhật Bản (Jiujitsu) thành môn võ mới mà ông đặt tên cho nó là Judo, nghĩa là "nhu hoà, mềm dẻo".
Năm 1880, Jigoro - Kano tốt nghiệp đại học chính trị - kinh tế, năm sau ông tốt nghiệp khoa Triết học. Nhờ có tài năng, ông được chính phủ Nhật Bản cử làm cố vấn Bộ Giáo dục Nhật lúc bấy giờ.
Năm 1882, giáo sư Jigdo-Kano thành lập võ đường Kodokan để truyền dạy môn võ Judọ Tên tuổi của ông và võ đường Kodokan ngày có tiếng tăm và giáo sư bắt đầu phổ biến môn võ Judo khắp nước Nhật.
Năm 1886, để có một trường phái Jiujitsu tốt nhất đưa vào chương trình học tập trong các trường trung học, Bộ Giáo dục Nhật Bản tổ chức một cuộc thi giữa các võ sinh của Kano và võ sinh của võ sư Tosuka nổi tiếng. Kết quả, trong 15 trận đấu, các võ sinh của Kano đã thắng 13 trận, hoà 2 trận. Từ đó Kano đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục thể dục thể thao ở Nhật Bản. ở Nhật Bản luyện tập Judo phải đạt được 2 mục đích: "Thành tích cao nhất và an toàn tuyệt đối" An toàn cho mình và cho cả đối phương trong thi đấu và luyện tập.
Năm 1890 lần đầu tiên tại Nhật Bản có một cuộc biểu diễn Judo cho các khách nước ngoàị Khán giả đã nhiệt liệt hoan nghênh cuộc biểu diễn và sau đó trở thành những người tuyên truyền tích cực nhất cho môn võ nàỵ.
Năm 1932, môn Judo được Bộ Giáo dục Nhật Bản chính thức đưa vào giảng dạy tại các trường trung, tiểu học trong nước. Sáu năm sau thì giáo sư Jigoro-Kano mất (4.4.1938).
Hàng năm, ở Nhật Bản có tổ chức nhiều giải vô địch Judo cho mọi lứa tuổi cả nam lẫn nữ. Nhân dân Nhật Bản rất tự hào về môn võ Judo của mình.
Năm 1956, Liên đoàn Judo quốc tề (FIJ) được thành lập. Đến nay FIJ đã có trên 130 nước thành viên. Cũng trong năm đó tại Nhật Bn đã diễn ra giải vô địch Judo thế giới lần đầu tiên tại Tokyo với trên 50 nước tham dư..
Năm 1964 môn Judo được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của đại hội Olympic được tổ chức cũng tại Tokyo - Nhật. Kể từ lúc ra đời đến nay, không riêng gì ở Nhật Bn mà hầu hết các dân tộc trên thế giới ngày càng hiểu biết và tập luyện môn Judọ
Nguyên tắc tập luyện Judo là người võ sinh phi lấy bình tĩnh để chế ngự nông nổi; dùng mềm dẻo để chế ngự cứng rắn. Đồng thời, thăng bằng cả thể là nguyên tắc là yếu tố chiến thắng quan trọng nhất của môn phái Judọ Nếu không lợi dụng được sự mất thăng bằng của đối phưng để sử dụng hiệu quả các đòn vật, quăng, đè, khoá, xiết cổ,v.v... thì chưa phải là người võ sinh Judo có trình độ đẳng cấp cao.
Ở Nhật Bản, môn Judo được người ta chú trọng về kỹ thuật nhiều hơn là cơ bắp. Tại giải vô địch Judo Nhật Bản 3 năm liền 1956, 57, 58 đều có sự tham gia của các võ sinh Mỹ, CHLB Đức, Pháp, Liên Xô (trước đây) và nhiều nước khác nhưng đều không vượt qua được các võ sinh Nhật nổi tiếng như C-Hasgu, K-Cone v.v... Nhưng khi Judo được phát triển ở nhiều nước trên thế giới thì không phải lúc nào võ sinh Nhật cũng chiếm ưu thế tại các giải quốc tế. Chẳng hạn tại giải vô địch thế giới lần thứ 4 ở Pháp năm 1961, võ sinh Phần Lan đã giành Huy chưng vàng tuyệt đốị Anh A.Fexinco đã thắng cả võ sinh lừng danh Nhật là K-Cone.
Năm 1965 vô địch toàn thế giới lần thứ 5 có 4 hạng cân tuyệt đối và 5 hạng cân có giới hạn. Trong giải này không chỉ có các võ sinh Nhật Bản mà còn có võ sinh Liên Xô (cũ) cũng chiếm ưu thế.
ở Châu Á, ngoài Nhật Bản có Triều Tiên (Nam và Bắc) đều có các võ sinh trình độ cao, như giải vô địch thế giới năm 1972, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có võ sinh hạng nhẹ anh Kim-En nhận Huy chương bạc.
Môn Judo xâm nhập vào nước ta khá sớm so với một số môn võ quốc tế khác. Từ năm 1952, các võ sư Nhật Bản đã truyền bá và sau những năm 60 các võ sinh Việt Nam, nhất là phía Nam đã hăng say luyện tập. Năm 1967 - 69 tại Đông Nam Á vận hội, các vận động viên Judo của Việt Nam đã đoạt được các Huy chương vàng, bạc.
Sau năm 1975 phong trào luyện tập ở các tỉnh phía Nam vẫn phát triển mạnh, nhưng đối với miền Bắc thì môn võ Judo (nhu đạo) hầu như không phát triển ngay cả Thủ đô Hà Nội. Mãi đến năm 1981 Sở Thể dục thể thao Hà Nội đã chủ động gây dựng môn Judo với số lượng học sinh không lớn lắm tại Trường văn hoá thể dục thể thao Hà Nội (Quần ngựa) do một số huấn luyện viên đã học ở Liên Xô về huấn luyện. Ngoài ra còn mời một số chuyên gia giỏi môn Judo ở các tỉnh phía Nam như võ sư Tiêm ở Huế ra huấn luyện cho các huấn luyện viên Hà Nội làm nòng cốt cho môn Judo lúc bấy giờ.
Với bước đi như thế, năm năm sua môn Judo Hà Nội bắt đầu có tên tuổi và đã giành được nhiều bộ Huy chưng trong các giải toàn quốc và dám cạnh tranh với lớp đàn anh của thành phố Hồ Chí Minh.
Sau Á vận hội ở Trung Quốc và nhất là sau Đông Nam Á vận hội 1991, Judo Việt Nam bắt đầu rộ lên một phong trào luyện tập chưa từng có, nhất là các tỉnh phía Nam và thủ đô Hà Nộị Nam nữ thanh niên đến với Judo hiện nay họ đều nhìn vào gương mặt nhà vô địch Đông Nam Á vận hội nữ Võ Sinh Trinh làm cột mốc để mọi người phấn đấu và vươn lên đỉnh caọ
Để đến với vinh quang các võ sinh Judo phải đổ nhiều mồ hôi và nước mắt. Muốn làm nên chiến thắng, ngoài nỗ lực của các võ sinh, còn một phần quan trọng nữa là các nhà lãnh đạo chuyên ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với bộ môn nàỵ

Theo: thieulam.com

https://judobinhthanh.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết