binhthanhjudo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

yêu judo, ăn judo, ngủ judo, chơi judo... ippon


You are not connected. Please login or register

Luật judo phần 2

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Luật judo phần 2 Empty Luật judo phần 2 Sun Dec 13, 2009 6:53 pm

kosei inoue

kosei inoue
Admin
Admin

Điều 20: IPPON

Trọng tài phải hô "IPPON" khi vận động viên thực hiện được một trong các kỹ thuật sau:

20.1. Khi một đấu thủ bằng sức mạnh và tốc độ ném đối phương ngã ngửa hẳn lưng.

20.2. Khi một đấu thủ kìm giữ đối phương ở "OSAE-KOMI" trong 25 giây liên tục.

20.3. Khi một đấu thủ bỏ cuộc bằng cách đập tay hay chân ít nhất là 2 lần hoặc hô "MAITA" (tôi bỏ cuộc) thông thường là theo sau một thế kỹ thuật bất động, một SHIME-WAZA (siết cổ) hoặc một KANSETSU-WAZA (khóa tay).

20.4. Khi một đấu thủ không còn khả năng xoay trở bởi hiệu quả của một thế siết cổ hoặc khóa tay đã biểu hiện đầy đủ.

Tương đương: Nếu một đấu thủ bị phạt lỗi HAN-SOKU-MAKE thì đối phương đương nhiên được tuyen bố thắng trận. Trong trường hợp mà hai đấu thủ cùng một lúc đạt được điểm "IPPON" thì lúc đó trọng tài phải hô "HIKIWAKE" (trận đấu hòa) và nếu cần thì cho trận đấu tiếp tục trở lại ngay tức khắc tùy theo quyền của các đấu thủ. Nếu chỉ có một đấu thủ áp dụng quyền tiếp tục trở lại trận đấu vf đấu thủ kia từ chối thì đấu thủ muốn tiếp tục trận đấu sẽ được tuyên bố thắng cuộc bằng "KIKEN-GACHI".

Ghi chú Điều 20: IPPON

Những kỹ thuật đồng thời: khi hai đấu thủ ngã tiếp theo những thế tấn công đồng thời mà trọng tài và các giám biên không thể xác định được kỹ thuật nào đã đi trước kỹ thuật nào hoặc ưu thé hơn thì không một kết quả nào được chấp nhận.

Nếu trọng tài hô "IPPON" vì sai lầm trong lúc ở "NE-WAZA" và các đấu thủ tách rời ra hoặc buông nắm áo thì trọng tài và các giám biên có thể tùy theo ý kiến đa số mà xếp đặt các đấu thủ trở lại vị trí ngay trước đó và trận đấu được tiến hành ngay trở lại để không làm ảnh hưởng đến đấu thủ đang lợi thế.

Nếu một đấu thủ ngã sau khi bị ném nhưng đã làm "cầu " (đầu và gót chân tiếp xúc với thảm và phần còn lại của thân thể cong lại để không chạm thảm) thì trọng tài phải cho "IPPON" hoặc mọi sự đánh giá khác xét thấy tương ứng, mặc dù những tiêu chuẩn cần thiết không có đủ để nhằm mục đích là không khuyến khích một hành động như vậy.

Quan trọng:

"IPPON" chỉ được chấp nhận cho một thế ném kỹ thuật đã được khởi sự ở tư thế đứng.

Áp dụng một Kansetsu Waza để ném đối phương sẽ không có giá trị.

Điều 21: WAZA-ARI AWASETE IPPON

Nếu một đấu thủ đạt được một "WAZA-ARI" lần thứ hai trong cùng một trận đấu (xem Điều 23) thì trọng tài phải hô "WAZA-ARI AWASETE IPPON" (hai "WAZA-ARI" tạo thành "IPPON") và chấm dứt trận đấu phù hợp với điều 19.

Điều 22: SOGO-GACHI (Thắng bằng kết hợp)

Trọng tài phải hô "SOGO-GACHI" trong những trường hợp sau đây:

22.1. Khi một đấu thủ được một "WAZA-ARI" và đối phương của mình bị phạt lỗi "KEIKOKU" (xem động tác ở ghi chú của điều khoản này).

22.2. Khi đối phương của mình đã bị phạt một "KEIKOKU" (lỗi nặng) và đấu thủ được một "WAZA-ARI".

* Trong trường hợp cả hai đấu thủ cùng "SOGO-GACHI" thì trọng tài sẽ cho quyết định hòa và sau đó tiếp tục lại trận đấu. Khi trận đấu được tiếp tục mà chỉ có một đấu thủ tiếp tục trở lại trận đấu và đấu thủ kia từ chối thì đấu thủ muốn tiếp tục trận đấu sẽ được tuyên bố thắng cuộc bằng "KIKEN-GACHI".

Điều 23: WAZA-ARI Trọng tài phải hô khi một thế kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

23.1. Khi một đấu thủ ném đối phương bằng một thế kỹ thuật nhưng thiếu 1 trong 4 yếu tố cần thiêt để được "IPPON" (xem Điều 19 và ghi chú)

23.2. Khi một đấu thủ kìm giữ đối phương của mình ở "OSAE-KOMI" trong 20 giây liên tục hoặc hơn, nhưng ít hơn 25 giây.

Tương đương:

Nếu một đấu thủ bị phạt lỗi "KEIKOKU" (Điều 26.2) thì đối phương đương nhiên được hưởng một "WAZA-ARI" và điểm "WAZA-ARI" đó được ghi lên bảng ngay tức khắc.

Ghi chú Điều 23: WAZA-ARI

Theo quy định tổng quát trong trường hợp "WAZA-ARI", sự diễn tả việc thiếu mất phần nào của tiêu chuẩn "ngửa hẳn trên lưng" được hiểu là đối phương rơi ngã ở tư thế một bên.

Nếu như những tiêu chuẩn cần thiết cho "IPPON" (ngửa hẳn lưng, có điều khiển, sức mạnh và tốc độ) có thể rõ ràng khi ném như đòn TOMOE-NAGE, nhưng kết quả tối đa phải là "WAZA-ARI" nếu có một thời gian chết (gián đoạn) trong việc thực hiện đòn thế (thiếu mất phần nào sự điều khiển).

Điều 24: YUKO

Trọng tài phải hô YUKO khi cho rằng một thế kỹ thuật đã đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

24.1. Khi một đấu thủ điều khiển và ném đối phương bằng một đòn thế kỹ thuật nhưng thiếu mất phần nào hai trong ba yếu tố cần thiết để được "IPPON".

Ngã không ngửa hẳn trên lưng và thiếu mất một trong hai yếu tố khác là sức mạnh và tốc độ.

Ngã ngửa hẳn trên lưng nhưng thiếu mất hai yếu tố cần thiết khác là: sức mạnh, tốc độ.

24.2. Khi một đấu thủ kìm giữ đối phương của mình ở OSAE-KOMI trong 15 giây liên tục hoặc hơn nhưng ít hơn 20 giây.

Tương đương:

Khi một đấu thủ đã bị phạt một "CHUI" (Điều 27.2) thì lúc đó đối phương đương nhiên được hưởng tương đương một "YUKO"và điểm đó được ghi ngay lên bảng.

Ghi chú Điều 24: YUKO

Cho dù số điểm "YUKO" đã được thông báo là bao nhiêu thì cũng sẽ không bao giờ bằng "WAZA-ARI". Số điểm tổng cộng đã đươc thông báo phải được ghi trên bảng.

Điều 25: KOKA

Trọng tài phải hô KOKA khi cho rằng một thế kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

25.1. Khi một đấu thủ điều khiển và ném đối phương ngã trên một vai hay đùi hoặc mông với sức mạnh và tốc độ.

25.2. Khi một đấu thủ kìm giữ đối phương ở OSAE-KOMI trong 10 giây liên tạu hoặc hơn nhưng ít hơn 15 giây.

Tương đương:

Khi một đấu thủ đã bị phạt một "SHIDO" thì lúc đó đối phương đương nhiên được hưởng tương đương một "KOKA" và điểm đó được ghi ngay lên bảng.

Ghi chú Điều 25: KOAK

Cho dù số điểm "KOKA" đã được thông báo là bao nhiêu thì cũng sẽ không bao giờ bằng "YUKO" hoặc "WAZA-ARI". Số điểm tổng cộng đã thông báo phải được ghi trên bảng.

Hành đông ném đối phương ngã xấp, trên đầu gối, bàn tay hoặc cùi chỏ thì chỉ được coi như là một sự tấn công. Cũng thế một OSAE-KOMI ít hơn 10 giây thì chỉ được coi như một ưu thế tấn công.

Điều 26: OSAE-KOMI và TOKETA

Trọng tài sẽ hô "OSAE-KOMI" khi cho rằng một thế kỹ thuật được thực hiện đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây có dạng giống như kỹ thuật Kesa hoặc Shiho: tương tự như Kesa Gatame hoặc kami Shiho Gatame.

Đấu thủ bị bất động phải chịu sự điều khiển của đối phương và có lưng, hoặc một hai vai tiếp xúc với thảm (Hình 40).

Luật judo phần 2 Judo39



26.1. Quá trình điều khiển có thể ở một bên, ở phái sau hoặc ở trên.

26.2. Khi đấu thủ thực hiện thế bất động thì đối phương không được dùng hai chân để kìm giữ thân người và hai chân đối phương (dạng cắt kéo).

26.3. Ít nhất là một phần thân thể của các đấu thủ phải ở bên trong diện tích thi đấu để cho "OSAE-KOMI" được hô lên.

Ghi chú Điều 26: OSAE-KOMI và TOKETA

Nếu một đấu thủ đang kìm giữ đối phưong của mình ở "OSAE-KOMI" thay đổi thế bất động nhưng không mất được sự khống chế thì thời gian bất động tiếp tục cho đến khi trọng tài hô "IPPON" (hoặc "WAZA-ARI" hay tương đương trong trường hợp "WAZA-ARI AWASETTE IPPON") hoặc là "TOKE-TA".

Nếu một đấu thủ đang kìm giữ đối phương ở tư thế bất động mà có hành động đáng phạm lỗi thì lúc đó trọng tài phải hô "MATTE" và đưa các đấu thủ trở về vị trí lúc bắt đầu trận đấu để quy lỗi phạt (và cho kết quả của "OSAE-KOMI" nếu có), sau đó cho trận đấu tiếp tục trở lại bằng cáh hô "HAJIME".

Nếu một đấu thủ bất động mà có hành động mà có hành động phạm lỗi thì lúc đó trọng tài phải hô "SONOMAMA" (thao khảm một cáhc nhanh chóng với các giám biên nếu lỗi lầm đáng bị phạt "KEIKOKU") để quy lỗi phạt. Sau đó cho tiếp tục trận đấu bằng cách chạm vào hai đấu thủ và hô "YOSHI". Tuy nhiên nếu lỗi phạt là "HÁNOKU-MAKE" thì trọng tài phải áp dụng cho phù hợp với Điều 27.3.

Nếu các giám biên nghĩ rằng đã có "OSAE-KOMI" nhưng trọng tài không hô thì phải chỉ báo cho trọng tài biết rằng động tác thích ứng, và trọng tài phải hô "OSAE-KOMI" phù hợp theo quy luật của đa số.

Nếu trọng tài hô "OSAE-KOMI" và các giám biên nghĩ rằng không có thế bất động thì các giám biên phải chỉ báo cho trọng tài biết rằng dấu hiệu "không có giá trị".

Trong lúc đã bị bất động, UKE có thể áp dụng một SHIME-WAZA hoặc một KANSETTU-WAZA ngay cả nếu qua nửa thân thể của mình đã ở bên ngoài diện tích chiến đấu. Tuy nhiên trọng tài phải hô "MATTE" nếu ra khỏi thế bất động hoặc nếu các đấu thủ ra khỏi hẳn diện tích chiến đấu.

Trọng tài phải hô "TOKETA" nếu cho rằng đấu thủ không còn khống chế đối phương của mình được nữa ở "OSAE-KOMI" (thí dụ:kìm giữ tréo chân, lật ngược lại v.v...).

Trọng tài phải hô "MATTE" khi thế bất động ở đường biên mà không có phần nào của thân thể hai đấu thủ chạm vào diện tích chiến đấu.

Nếu trong lúc ở "OSAE-KOMI" đấu thủ bị bất động thành công trong việc kìm giữ tréo (dạng cắt kéo) một chân của đối phương thì trọng tài phải hô "TOKETA", điều khiển không còn giá trị nữa.

Khi lưng của UKE không còn tiếp xúc với thảm (thí dụ: cầu vồng) nhưng TORI vẫn luôn luôn khống chế thì "OSAE-KOMI" vẫn còn giá trị.

Điều 27: Những hành động bị cấm

Tất cả những hành động nêu dưới đây đều bị cấm:

27.1. SHIDO Tiêu cực trong JUDO

27.1.1. Cố ý không nắm giữ đối phương để ngăn cản đòn thế (hình 41).
Luật judo phần 2 Judo40

27.1.2. Có thái độ phòng thủ qua đáng ở tư thế đứng.

27.1.3. Thực hiện những động tác có vẻ là tấn công nhưng không có ý định ném đối phương (tấn công giả tạo).

27.1.4. Ở tư thế đứng có hai bàn chân trên vùng nguy hiểm, trừ khi mở đầu thực hiện tấn công, chống đỡ hay phản đòn (5 giây).

27.1.5. Ở tư thế đứng cầm giữ phần cuối 1 hay 2 tay áo đối phương với mục đích phòng thủ (5'') hay siết chặt tay áo của đối phương(5'').

27.1.6. Nắm giữ phần cuối tay áo (1 hoặc 2 tay áo) của đối phương giữ ngón tay cái và ngón tay trỏ (hình 42).

Luật judo phần 2 Judo41

27.1.7. Ở tư thế đứng liên tục nắm giữ một hay nhiều ngón tay của đối phương với mục đích phòng thủ (5'').

27.1.8. Có ý cởi võ phục của mình. Thoát ra, thắt lịa hay cột quần mà không có lệnh của trọng tài.

27.1.9. Kéo đối phương xuống đát để kết hợp với NEWAZA nhưng không phù hợp với Điều 16 (Hình 43).

Luật judo phần 2 Judo42

27.1.10. Đặt một hay nhiều ngón tay trong tay áo, ống quần của đối phương hoặc móc chắt tay áo của đối phương.

KUMIKATA (kỹ thuật cầm áo)

Thông thường nắm áo đối phương được quy định tay trái nắm phần bên phải áo của đối phương trên thắt đai và tay phải nắm phần bên trái áo mặc đối phương.

Đứng ở mọi tư thế KUMI KATA khác, quá 5 giây không tấn công.

27.1.11. Ở tư thế đứng sau khi KUMI KATA được hình thành không làm bất cứ hành động tấn công nào (25''). (Xem Phụ lục không tấn công) (Hình 44).

Luật judo phần 2 Judo43

Hỗn hợp

27.1.12. Từ tư thế đứng dùng tay nắm một ống chân, bàn chân hoặc một ống quần, trừ phi tấn công tức thì.

27.1.13. nắm phần cuối của đai, vạt áo quấn vòng một phần thân thể của đối phương.

27.1.14. Cắn giữ võ phục trong miệng (bằng răng).

27.1.15. Đặt bàn tay, cánh tay, bàn chân, ống chân vào mặt của đối phương.

27.1.16. Đặt bàn chân, ống chân vào thắt lưng, cổ áo và vạt áo của đối phương.

27.2. Chui được quy định cho mọi đấu thủ vi phạm một lỗi nghiêm trọng (hoặc lập lại một lỗi nhẹ sau khi đã bị phạt SHIDO).

27.2.1. Áp dụng "SHIME-WAZA" bằng cách dùng đai hoặc phần cuối vạt áo của mình thực hiện kỹ thuật.

27.2.2. Sử dụng chân theo dạng cắt kéo (các bàn chân tréo nhau, ống chân duỗi ra) vòng quanh thân mình (DOJIME), cổ hoặc đầu của đối phương.

27.2.3. Vặn xoắn một hoặc các ngón tay của đối phương sẽ bắt buộc đối phương buông ra thôi nắm giữ.

27.2.4. Dùng đầu gối, bàn chân đánh vào tay hay bàn tay của đối phương làm cho đối phương không nắm áo được.

27.2.5. Ở tư thế đứng (TACHI-WAZA hoặc NE-WAZA) tự ý đi ra ngoài hoặc đẩy đối phương ra khỏi diện tích thi chiến đấu (hình 45).

Luật judo phần 2 Judo44

27.3. KEIKOKU được quy định cho mọi đấu thủ vi phạm một lỗi trầm trọng (hoặc lập lại một lỗi nghiêm trọng hay lỗi nhẹ sau khi đã bị phạt CHUI).

27.3.1. Ném đối phương bằng cách quấn một chân vòng quanh chân của đối phương, mặt gần như quay về cùng một hướng với đối phương và ngã lên phía sau của đối phương (KAWAZU-GAKE).

27.3.2. Áp dụng một "KANSETSU" (khóa tay) ở một khớp xương khác với cùi chỏ.

27.3.3. Áp dụng mọi đòn thế có thể gây chấn thương cổ tay hay cột sống của đối phương.

27.3.4. Nâng đối phương từ dưới thảm lên để ném xuống. 0907741882

27.3.5. Móc chân trụ của đối phương từ bên trong, trong lúc đối phương đang áp dụng một thế kỹ thuật chẳng hạn như: HARAI-GOSHI (Hình 46)
Luật judo phần 2 Judo45

27.3.6. Không để ý đến những điều hướng dẫn của trọng tài.

27.3.7. Có những điều chỉ trích hoặc tác động vô ích hay xúc phạm đến đối phương trong trận đấu.

27.4. HANSOKU-MAKE được quy định cho mọi đấu thủ vi phạm một lỗi rất trầm trọng (hoặc lập lại bất kỳ một lỗi loại nào sau khi đã bị phạt KEIKOKU).

27.4.1. Làm mọi hành động có tính chất gây chấn thương hoặc nguy hiểm cho đối phương hoạc đi ngược lại với tinh thần của JUDO (sử dụng đòn cấm KANI-BASAMI hoặc ASHI-GARAMI). Hay kết hợp giữa Kansetsu Waza và Nage Waza (Hình 47)

Luật judo phần 2 Judo46

27.4.2. Tự để rơi ngã trực tiếp trên thảm trong lúc thực hiện một thế mkỹ thuật chẳng hạn như: WAKI-GATAME.

27.4.3. Cắm đầu xuống trước dưới thảm trong lúc tự nghiêng mình về phái trước và thực hiện một thế kỹ thuật chẳng hạn như: UCHI-MATA, HARAI-GOCHI (Hình 48).

Luật judo phần 2 Judo47

27.4.4. Cố ý để ngã về phía sau trong lúc đối phương đang đeo trên lưng mình, và khi mỗi đấu thủ đã khống chế và điều khiển sự chuyển động của đấu thủ kia.

27.4.5. Mang một vật cứng bằng kim loại (có bao bọc hoặc không).

27.4.6. Có những lời nói hoặc hành động nhằm xúc phạm đối phương hay trọng tài (hình 49).
Luật judo phần 2 Judo48

Ghi chú Điều 27: Những hành động bị cấm

27.1. SHIDO:

27.1.3. Không tấn công:

Được coi như không tấn công nếu trong khoảng 25 giây không có sự tấn công của một hoặc hai đấu thủ. Ghi chú: Không có việc cảnh cáo suông vì "không tấn công" (phải kèm theo một lỗi phạt).

Lỗi phạt vì "không tấn công"

- Trong vòng 5", 1 trong 2 đối thủ mà không tấn công đối phương thì trọng tài sẽ tạm dừng trận đấu (phạt SHIDO).

- Trong trường hợp 1 trong 2 đấu thủ nắm áo (hoặc đánh) mà trong 20" không thực hiện đòn đánh thì trọng tài sẽ tạm dừng trận đấu để cảnh cáo 1 hoặc 2 đấu thủ vì không tích cực thi đấu.

Đấu thủ tóc dài buộc bằng dây chun khi bị tuột thì chỉ được buộc lại tối đa một lần trong trận đấu. Lần thứ hai sẽ bị phạt "SHIDO".

27.1.5. Vùng nguy hiểm:

Trọng tài phải chấp nhận cho các đấu thủ có một thời gian ngắn (khoảng chừng 5 giây) ở trong "Vùng nguy hiểm".

27.1.6. Ở tư thế đứng, một đấu thủ sẽ không bị phạt vì cầm giữ một cách liên tục không tấn công, khi anh ta nắm bâu áo hay cổ áo của đối phương ở một bên bằng hai tay và không thay đổi việc nắm áo (hình 50) là do bởi đối phương đã chui đầu vào dưới cánh tay của mình.

Tuy nhiên nếu một đấu thủ chui đầu dưới cánh tay của dối phương thì trọng tài phải phán xét coi có phải đấu thủ này đã có một thái độ phòng thủ quá đáng hoặc từ chối thi đấu hay không (Điều 28).
Luật judo phần 2 Judo49

Tay phải nắm phía sau cổ áo của đối phương cho dù có choàng qua cổ miễn là phải ở phía sau cổ đối phương.

27.1.11. - Nếu vận động viên mà dùng đai quấn vòng quanh tay, chân, cổ đối phương thì sẽ bị phạt.

- Tuy nhiên dùng đai để đè đối phương thì cho phép.

27.1.13. Khuôn mặt là phần giới hạn bởi: trán, hai tai và hàm dưới.

Khi một đấu thủ kéo đối phương của mình xuống đất (NE-WAZA) không phù hợp với Điều 16 và đối phương của mình không có được lợi thế để tiếp tục ở "NE-WAZA" thì trọng tài phải hô "MATTE" trận đấu tạm ngừng và trọng tài phải phạt "SHIDO" cho đấu thủ đã vi phạm Điều 27.2.5. Lỗi phạt phải nặng hơn nếu đấu thủ đã bị phạt lỗi trược đó.

Khi một đấu thủ kéo đối phương của mình xuống đất (NE-WAZA) trái với Điều 16 và đối phương của mình nắm bắt cơ hội này để tiếp tục trận đấu ở "NE-WAZA" thì trận đấu phải được tiếp tục ngừng và trọng tài phải hô "SONOMAMA" (đừng động đậy nữa) để quy một lỗi phạt "SHIDO" cho đấu thủ đã vi phạm Điều 27.2.5. Sau đó hô "YOSHI" tiếp tục trận đấu. Lỗi phạt phải nặng hơn nếu đấu thủ đã bị phạt lỗi trước đó (hình 51).
Luật judo phần 2 Judo50

27.2. Chui

Mọi đấu thủ cố ý ra khỏi diện tích chiến đấu trong lúc ở NE-WAZA phải bị phạt "CHUI".

27.3. HANSOKU-MAKE

Hành động thử một thế ném chẳng hạn như: HARAI-GOSHI, UCHI-MATA với một tay nắm vào bâu áo của đôi phương ở tư thế giống như là WAKI-GATAME (cổ tay bị kẹt dưới nách của người ném) và cương quyết ngã úp mặt xuống thảm thì hành động này được coi là nguy hiểm và phải được xét xử giống như là WAKI-GATAME.

Các lỗi phạt

Việc phân thành bốn nhóm các vi phạm nêu ở Điều 27 là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham khảo cũng như hiểu biết tốt nhất về những lỗi phạt được quy định cho các hành động bị cấm. Để trọng tài và các giám biên có thể cho các lỗi phạt tùy theo "ý đồ" tình thế và cũng vì quyền lợi tối thượng của thể thao.

Ngoại trừ trường hợp của "SONOMAMA" và ở "NE-WAZA" nếu trọng tài quyết định phạt một đấu thủ thì phải cho tạm ngừng trận đấu để đưa các đấu thủ trở lại vị trí lúc ban đầu và đưa ra lỗi phạt bằng cách chỉ vào đấu thủ bị phạt.

Trước khi phạt "HANSOKU-MAKE" trọng tài phải tham khảo các giám biên và đưa ra quyết định phù hợp theo luật của đa số và được thông qua hội đồng trọng tài (Tổng trọng tài) trước khi tuyên bố xử phạt HANSOKU-MAKE. Đấu thủ bị phạt HANSOKU-MAKE sẽ không được tiếp tục thi đấu ở bảng B theo hệ thống REPECHAGE (IJF). Nếu cả hai đấu thủ đều vi phạm luật cùng một lúc thì mỗi đấu thủ phải bị phạt tùy theo mức độ quan trọng của lỗi đã phạm. Nếu cả hai đấu thủ bị phạt "KEIKOKU" và sau đó nhận tiếp thêm một lỗi phạt khác thì cả hai đều đáng bị phạt "HANSOKU-MAKE". Tuy nhiên cá viên chức có thể lấy một quyết định phù hợp với Điều 30 về những trường hợp không được quy định trong Luật.

Các lỗi phạt không được gộp lại. Mỗi lỗi phạt phải được cho tùy theo giá trị riêng của nó. Việc quy một lỗi phạt thứ nhì hoặc lỗi phạt kế tiếp đương nhiên hủy bỏ lỗi phạt trước đó, cũng như sự tương đương phải cho đối phương.

Thí dụ: Một lỗi "CHUI" được quy cho đấu thủ mang dây băng màu xanh và đấu thủ này đã bịphạt một "SHIDO".Nhân viên ghi bảng phải che khung "SHIDO" và mở khung "CHUI" để chỉ lỗi phạt, lấy đi điểm "KOKA" của đấu thủ mang dây lưng trắng và cho vào điểm "YUKO".

Mọi đấu thủ đã bị phạt lỗi trước đó và phạm thêm một lỗi khác thì sẽ nhận một lỗi phạt có giá trị cao hơn giá trị của lỗi phạt mà đấu thủ đó đã nhận.

Mỗi lần trọng tài quy cho một lỗi phạt thì cần phải chỉ cho biết lý do bằng một động tác đơn giản quy định.

Một lỗi phạt có thể được cho sau khi đã hô "SOREMADE" đối với mọi hành động bị cấm đã làm trong thời gian chính thức của trận đấu hoặc đối với những hành động trầm trọng vi phạm sau khi có dấu hiệu chấm dứt trận đấu, trong những trường hợp đặc biệt miễn là quyết định chưa được công bố.

Điều 28: Vắng mặt và bỏ cuộc

Quyết định "FUSEN-GACHI" (thắng do vắng mặt) phải được tính cho đấu thủ nào mà đối phương của họ không ra trình diện để thi đấu.

Trước khi cho "FUSEN-GACHI" trọng tài phải bảo đảm rằng đã nhận được phép của Trưởng Ban tổ chức hoặc bất kỳ người nào khác có thẩm quyền để lấy quyết định này.

Quyết định "KIKEM-GACHI" (thắng do bỏ cuộc) phải được tính cho đấu thủ nào mà đối phương xin rút lui thi đấu vì một lý do nào đó trong quá trình của trận đấu.

Mọi đấu thủ không phù hợp với những yêu cầu của các Điều 3 và 4 sẽ coi như từ chối quyền thi đấu và đối phương của mình sẽ được tuyên bố thắng cuộc bằng "FUSEN-GACHI" phù hợp với luật của đa số.

Ghi chú Điều 28: Vắng mặt và bỏ cuộc

(Kính sát tròng mắt/ băng quấn)

Khi một đấu thủ trong lúc thi đấu bị mất kính sát tròng mắt mà không tìm lại được thì phải thông báo cho trọng tài biết rằng mình không thể tiếp tục trận đấu. Trọng tài sau khi tham khảo với các giám biên sẽ cho đối phương thắng trận bằng: "KIKEN-GACHI". Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp băng quấn hay một dụng cụ bảo vệ bị hư hỏng.

Nếu một đấu thủ có thể tìm lại được kính sát tròng mắt và băng quấn, dụng cụ bảo vệ một cách nhanh chóng không làm chậm trễ diễn tiến của trận đấu thì trọng tài sẽ cho phép việc làm này.

Một đấu thủ không có mắt ở vị trí bắt đầu trận đấu sau 3 lần gọi liên tục (mỗi lần cách nhau một phút) thì sẽ bị tuyên bố thua trận vì vắng mặt "FUSEN-GACHI").

Điều 29: Chấn thương - bệnh - tai nạn

Nếu sau khi một hoặc hai đấu thủ bị chấn thương trọng tài và các giám biên cho rằng trận đấu không thể tiếp tục thì trọng tài phải chấm dứt trận đấu và công bố kết quả phù hợp với những dự khoản của điều này.

Quyết định "KACHI" (thắng) hay "HIKIWAKE" (trận đấu hòa) phải được trọng tài công bố sau khi đã tham khảo với các giám biên khi mà một trong các đấu thủ không thể tiếp tục trận đấu vì bị chấn thương bệnh hoặc tai nạn xảy ra trong lúc đấu.

Các quyết định này phải được dựa trên cơ sở như sau:

29.1. Chấn thương

Nếu trách nhiệm của việc chấn thương là do đấu thủ bị thương gây ra thi đấu thủ này thua cuộc.

Nếu trách nhiệm của việc chấn thương là do đối phương gây ra thì đối phương sẽ là người thua cuộc.

Nếu không thể xác định được ai là người gây ra chấn thương thì quyết định "HIKIWAKE" phải được đưa ra khi đã hô "HANTEI".

29.2. Bệnh Thông thường, nếu một tai nạn do nguyên nhân bên ngoài thì quyết định "HIKIWAKE" (trận đấu hòa) sẽ được đưa ra.

29.3. Khám y tế

- Trong mỗi trận đấu, mỗi đấu thủ được quyền khám y tế 2 lần.

- Trọng tài phải bảo đảm rằng số lần gián đoạn của trận đấu (cho mỗi lần can thiệp y tế phải được ghi nhận bằng cách ghi lên bảng ghi điểm cho các đấu thủ biết (xanh hoặc trắng).

Ghi chú Điều 29: Chấn thương - Bệnh - Tai nạn

Nếu một đấu thủ bị chấn thương trầm trọng và yêu cầu điều trị trên diện tích thi đấu hay ở bên ngoài diện tích này hoặc cần có hơn 2 lần can thiệp y tế bởi bác sĩ được ghi nhận thì sau khi tham khảo các giám biên, trọng tài phải chấm dứt trận đấu và công bố kết quả phù hợp với những dự khoản của điều này.

Nếu bác sĩ đã được chỉ định, sau khi khám đấu thủ bị thương, thông báo cho trọng tài biết rằng đấu thủ này không thể tiếp tục trận đấu thì trọng tài sau khi tham khảo với các giám biên sẽ cho chấm dứt trận đấu và thông bóa kết quả phù hợp với những dự khoản của điều này.

Trọng tài ghi điểm sẽ sử dụng những tấm bảng nhỏ có sẵn (xem Điều 2, dụng cụ và ghi chú). Lần can thiệp y tế đầu tiên sẽ được ghi lên bảng bằng cách đặt một dấu thập thứ nhất và lần can thiệp thứ hai sẽ được ghi bằng dấu thập thứ hai.

Những hành động không thể ghi nhận như là khám y tế.

1/ Việc chữa trị thực hiện bởi các bác sĩ vì chấn thương do đối phương gây ra.

2/ Chấn thương được coi như nhẹ: sự cố nhỏ nhặt như chảy máu mũi, gãy móng tay, đau đớn trong thời gian ngắn v.v...

- Nếu sự can thiệp y tế là cần thiết thì việc can thiệp phải xảy ra càng nhanh càng tốt (bác sĩ có thể trợ giúp đấu thủ nhưng không được khám hoặc chữa trị).

3/ Trong trường hợp mà một đấu thủ thành công khi tự mình làm tan biến chuột rút hoặc đặt lại một cách nhanh chóng ngón tay bị sai trẹo.

4/ Trong trường hợp mà một đấu thủ không thể tự mình đặt một miếng thuốc dán hoặc bông gòn trong mũi thì lúc đó có thể được sự trợ giúp của bác sĩ.

Khám y tế (bác sĩ có thể khám nhưng không được chữa trị).

Nếu một đấu thủ bị chấn thương trong lúc thi đấu mà cần sự can thiệp của bác sĩ thì trọng tài phải gọi bác sĩ đến bằng một động tác thích ứng (Điều 8-1-20) sau khi đã cho tạm ngừng trận đấu. Ngay tức khắc giám biên đi ngay về phía trọng tài mà không chờ trọng tài gọi đến.

Trọng tài và các giám biên nếu cần thiết phải thảo luận xem tình trạng chấn thương nặng hay nhẹ có phải do đối phương gây ra hay không và trọng tài phải chỉ báo cho bác sĩ (bằng hành động tương ứng) xem đấu thủ có thể được khám hay chữa trị. (Điều 8-1-21).

Chữa trị một chấn thương - trường hợp đặc biệt (Khám tự do).

Trọng tài có thể cho phép bác sĩ chữa trị một đấu thủ trên thảm nếu việc chấn thương là do đối phương gây ra.

Việc chữa trị duy nhất được phép là áp dụng một băng quấn hoặc băng keo dán.

Trợ giúp đấu thủ bị chấn thương ở hạ bộ.

Tiếp theo đó trọng tài phải ghi việc khám y tế lên trên bảng điểm (Điều 8-1-22).

Trọng tài và các giám biên phải đứng ở vị trí sao cho có thể trông thấy những hành động của bác sĩ và không mất đi việc giám sát hai đấu thủ.

Mọi thương tích nhỏ nhặt cần đến một lần ngưng thứ hai thì sẽ được coi như nặng và được ghi lên bảng.

Nếu chấn thương không do đối phương gây ra thì mọi sự chữa trị y tế đều không được phép. Nếu bác sĩ vi phạm luật này thì đối phương sẽ thắng trận bằng "KIEN-GACHI".

Nếu một đấu thủ gọi bác sĩ đến vì một chấn thương nhẹ thì điều này phải được ghi giống như một lần khám.

Nếu trong quá trình thi đấu, UKE bị chấn thương do một hành động của TORI và không thể tiếp tục trận đấu thì trọng tài và các giám biên sẽ hội ý để thống nhất đưa ra quyết định phù hợp với các luật. Mỗi trường hợp sẽ được coi xét tùy theo những đặc tính riêng của nó.

Thí dụ:

Nếu một hành động bị cấm là nguyên nhân gây ra chấn thương. Sau khi đã săn sóc vết thương, nếu bác sĩ thông báo cho trọng tài biết rằng đấu thủ có thể tiếp tục trận đấu thì sau khi tham khảo với cácgiám biên - trọng tài sẽ quy phạt đấu thủ đã phạm hành động bị cấm.

Nếu khi trở lại trận đấu, đấu thủ đã bị chấn thương không thể tiếp tục bởi thương tích đã bị thì đối phương không thể bị phạt một lần nữa mà trong trường hợp này thì đấu thủ bị chấn thương sẽ bị thua cuộc.

Trong trường hợp mà bác sĩ của đội hoặc Huấn luyện viên trong lúc thi đấu nhận thấy sức khỏe của đấu thủ mình bị đe dọa một cách nghiêm trọng thì có thể đến bên đường biên của diện tích thi đấu và yêu cầu trọng tài cho ngưng trận đấu ngay tức khắc. Trong trường hợp như vậy thì đấu thủ bị chấn thương đương nhiên thua trận.

Nếu trách nhiệm về một chấn thương không thể quy cho bất kỳ ai trong hai đấu thủ thì đấu thủ nào có thể tiếp tục được trận đấu sẽ được tuyên bố thắng cuộc.

Thông thường, cấn Huấn luyện viên bước lên diện tích thi đấu trong trường hợp chấn thương. Ngoại trừ nếu bác sĩ cần biết thêm chi tiết về đấu thủ với sự cho phéo của trọng tài.

Trong những cuộc tranh giải Vô địch của Liên đoàn JUDO Quốc tế, bác sĩ chính thức của đội phải có bằng cấp y khoa và đăng ký trước khi thi đấu. Bác sĩ này là người duy nhất được phép ngồi vào nơi chỉ định và phải được nhận dạng là bác sĩ. Thí dụ như mang một băng tay có dấu chữ thập đỏ.

Trong những lần thi đấu khác, Ban tổ chức có thể chỉ định những người được phép can thiệp trong những trường hợp như vậy (bác sĩ vật lý trị liệu, người cứu thương và săn sóc viên...).

Khi thừa nhận một bác sĩ của đội mình, Liên đoàn quốc gia phải chịu trách nhiệm với những hành động của bác sĩ này.

Các bác sĩ sẽ được thông báo về những thay đổi và diễn biến của các quy luật. Một buổi họp, điều khiển bởi các Chủ nhiệm thể thao của Liên đoàn JUDO Quốc tế có thể được tổ chức cho các bác sĩ của đội trược khi tổ chức mọi cuộc tranh Giải vô địch của IJF. Đặc quyền này có thể được quy định cho mọi Ban tổ chức hay người đại diện y tế.

Điều 30: Những trường hợp không được Luật quy định

Nếu một tình thế không được quy định bởi các luật này xảy ra thì phải được xem xét và một quyết định sẽ được trọng tài đưa ra sau khi đã tham khảo Hội đồng trọng tài.

https://judobinhthanh.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết